Thang máy đến ngày nay được coi là một sản phẩm công nghệ thông minh giúp vận chuyển người và các thiết bị hàng hóa, nhu yếu phẩm đáp ứng cho sinh hoạt, đời sống của người dân.
So sánh các loại thang máy theo nguồn gốc và xuất xứ
Khi so sánh các loại thang máy về nguồn gốc xuất xứ, thang máy được chia làm 2 loại:
Thang máy nhập khẩu nguyên chiếc: Đây là dòng thang máy được nhập khẩu trực tiếp từ những công ty hay hãng sản xuất thang máy nổi tiếng hàng đầu thế giới. Một số có thể kể tên như: Mitsubishi, Hitachi, Otis,…
– Ưu điểm: Vì là sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc nên có sự đồng bộ, tính ổn định cao, chất lượng đảm bảo tốt, thương hiệu nổi tiếng, tính thẩm mỹ cao.
– Nhược điểm: Giá thành cao, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cao, khó bảo trì, bảo dưỡng, có những thiết bị khi cần thay thế phải chờ rất lâu vì thường không có sẵn.
Thang máy liên doanh: khác với dòng thang máy nhập khẩu, thang liên doanh chỉ sử dụng một số thiết bị nhập khẩu và đa số các bộ phận như cabin, cửa cabin, cửa tầng, khung cơ khí,… đều được sản xuất trực tiếp trong nước.
– Ưu điểm: Giá thang dễ chịu hơn so với dòng thang nhập khẩu, các thiết bị thay thế, phụ tùng cũng tương đối dễ tìm, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa hợp lý. Ngoài ra kích thước thang liên doanh cũng có thể thay đổi linh hoạt hơn dựa theo kích thước thực tế của từng công trình.
– Nhược điểm: Tính đồng bộ chưa cao, nhiều thương hiệu không tên tuổi,..
Hiện nay trên thị trường thì dòng thang máy liên doanh hiện đang chiếm thị phần cao hơn tại phân khúc dành cho gia đình bởi vừa đảm bảo giá thành hợp lý mà chất lượng lại vô cùng ổn định.
So sánh các loại thang máy theo hệ thống động lực
– Thang máy kéo dạng ròng rọc có đối trọng: Đây là dòng thang máy phổ biến được sử dụng nhiều tại đa dạng các công trình từ những căn hộ thấp đến những cao ốc chọc trời.
– Thang máy kéo theo dạng tời quấn: Loại thang này sử dụng động cơ tang trống, để vận hành thang máy hoạt động lên xuống nhẹ nhàng.
– Thang máy chân không: Dòng thang máy có giá cực cao này vẫn còn chưa phổ biến tại thị trường Việt Nam. Tuy sở hữu nhiều tính năng vượt trội song nhiều người còn e ngại về vấn đề sửa chữa hay bảo trì.
– Thang máy thủy lực: Thang máy thủy lực dùng cho gia đình và chủ yếu đó là thang máy nhập khẩu nguyên chiếc.
– Thang máy bánh vít, trục vít: Thang máy sử dụng hệ thống motor, các bánh răng sẽ biến chuyển động ngang thành chuyển động lên xuống theo một trục vít.
Hầu hết các loại thang máy nhập khẩu nguyên chiếc có một nhược điểm lớn là tốc độ chậm và thường chỉ phù hợp lắp đặt cho những những ngôi nhà có số tầng không cao (nhà dưới 5 tầng).
So sánh các loại thang máy theo thiết kế phòng máy
Phòng máy là nơi quan trọng nhất của một chiếc cầu thang máy chứa đựng nhiều linh kiện như: máy kéo, tủ điện, governor,… Nếu phân loại theo thiết kế phòng máy, ta có thể chia thành 2 loại như sau:
– Thang máy không phòng máy: với ưu điểm không cần xây phòng máy, loại thang này giúp tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng,lắp đặt hay điện năng. Tuy nhiên nhược điểm là khó bảo dưỡng.
– Thang máy gia đình có phòng máy: loại thang này có giá thành rẻ, dễ lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa và cứu hộ cũng thuận tiện hơn. Song nhược điểm là phải xây phòng máy có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của ngôi nhà, tiêu tốn điện năng hơn loại không phòng máy.
Trên đây chúng tôi đã phân loại và so sánh các loại thang máy theo các tiêu chí cụ thể theo một quy chuẩn rõ nét và chi tiết nhất. Mong rằng qua bài viết này, Quý khách hàng có thêm kiến thức về các dòng thang máy gia đình, từ đó lựa chọn được thiết bị phù hợp nhất cho ngôi nhà, căn hộ của mình. Mọi thắc mắc về thông tin, giá thành của sản phẩm xin liên hệ với Fujido qua địa chỉ.
Công ty cổ phần Fujido – Làm tốt ngay từ đầu
Trụ sở chính: Toà 6201 Sunshine City – KĐT Nam Thăng Long Ciputra – Bắc Từ Liêm – Hà Nội
Xưởng sản xuất: số 42 đường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, HN
Số điện thoại: 02463291420
Hotline: 0988 866 673 / 0966 355 588
Email: fujidovina@gmail.com
Website: https://fujido.vn/